Bà bầu ăn bơ thực vật được không? Bác sĩ giải đáp

Ngoài những sản phẩm bơ làm từ sữa động vật thì người ta còn sản xuất ra các loại bơ có nguồn gốc hoàn toàn từ thực vật. Nguyên liệu sản xuất bơ thực vật có thể nhắc tới là hạt cải, hướng dương, đậu nành,…Liệu bơ thực vật có ảnh hưởng tới sức khỏe và bà bầu ăn bơ thực vật được không? Bà bầu có thể sử dụng bơ thực vật nhưng nên hạn chế. Sau đây là lời giải thích chi tiết từ chuyên gia dinh dưỡng.

Giải đáp bà bầu ăn bơ thực vật được không?

Bơ thực vật được chiết xuất từ các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu hướng dương,.. và được hydro hóa thành dạng cứng hoặc dẻo, có thể đóng thành bánh. Vì thế, bơ thực vật không chứa cholesterol và chứa nhiều chất béo chưa bão hòa. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, các chất béo chưa bão hòa có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ.

Ngoài ra, bơ thực vật còn chứa vitamin A và E tự nhiên giúp chống oxy hóa và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, trong bơ thực vật cũng có chứa nhiều thành phần gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là khi sử dụng cho người lớn tuổi và cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng cho bà bầu.  

Vậy bà bầu ăn bơ thực vật được không? Câu trả lời là được nhưng theo các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu nên hạn chế hoặc không nên dùng bơ thực vật trong quá trình mang thai do nhiều yếu tố không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Hàm lượng dinh dưỡng thấp

Bơ thực vật chứa hàm lượng dinh dưỡng thấp nhưng calories lớn do thành phần chủ yếu là chất bơ và đường. Khi sử dụng thường xuyên có thể làm tăng khả năng mắc béo phì, tiểu đường hoặc mỡ trong máu. Điều này gây nguy hại đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi sau này. Không chỉ vậy, đối với thai nhi, thông qua mẹ, thai nhi sẽ hấp thụ các chất béo chưa bão hòa một cách thụ động khiến cho thai nhi dễ mắc bệnh thiếu axit béo hơn so với bình thường. Có thể nói, bơ thực vật ảnh hưởng khá lớn tới quá trình phát triển của thai nhi. 

 – Dễ gây dị ứng

Bơ thực vật có thể dẫn đến dị ứng do bơ thực vật chứa các thành phần phụ như chất nhũ hóa, chất tạo màu, chất bảo quản,… chúng có thể gây ra các phản ứng dị ứng. Nghiêm trọng hơn, khi bị ứng thực phẩm, các mẹ có thể bị sảy thai, sinh non hoặc gây dị dạng thai nhi nếu bị dị ứng trong gần hết thai kỳ. Do đó, khi sử dụng bơ thực vật, bà bầu nên xem kĩ bảng thành phần để tránh các vấn đề dị ứng.

– Bơ thực vật còn làm tăng mức cholesterol, tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch

Do bơ thực vật chứa nhiều chất béo chưa bão hòa nên có thể chuyển hóa thành chất béo bão hòa và khi chất béo chuyển hóa sẽ làm tăng mức độ cholesterol trong máu. Lượng cholesterol cao là nguyên nhân chính trực tiếp gây ra xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim.

Bơ thực vật chứa nhiều muối, gây cản trở lưu lượng máu tới các cơ quan và gây áp lực lớn lên thành mạch, lâu dần gây ra bệnh tăng huyết áp. Đây cũng là những yếu tố chính gây ra các bệnh về tim mạch. Một số trường hợp đặc biệt còn liên quan tới đau tim và đột quỵ. Bà bầu nên hạn chế dùng bơ thực vật để đảm bảo vấn đề sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bà bầu nên hạn chế hoặc không ăn bơ thực vật
Bà bầu nên hạn chế hoặc không ăn bơ thực vật

Những thực phẩm thay thế bơ thực vật tốt cho mẹ bầu 

Bơ thực vật tuy ảnh hưởng ít nhưng nếu sử dụng nhiều thì phần nào sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và tim mạch đặc biệt là đối với thai nhi. Vì thế, mẹ bầu có thể sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật tốt cho sức khỏe khác để thay thế trong chế biến hay trong các món ăn như phía sau đây.

– Dầu gấc 

Dầu gấc được thu từ phần thịt của trái gấc có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Dầu gấc bổ sung vitamin A, tăng cường sức đề kháng cho thai nhi, bảo vệ sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa hiện tượng rạn da ở bà bầu. Các mẹ bầu có thể tham khảo và sử dụng dầu gấc thay cho bơ thực vật. 

– Dầu dừa

Dầu dừa có những công dụng tuyệt vời đặc biệt đối với mẹ bầu và thai nhi, được mệnh danh là “thần dược” đối với các chị em phụ nữ. Dầu dừa có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp kháng khuẩn và là thực phẩm cung cấp nhiều axit lauric nhất sau sữa mẹ. Ngoài dùng để thay thế bơ thực vật hay các sản phẩm làm từ sữa khác, dầu dừa có thể sử dụng ngoài da giúp xóa các vết rạn da, nuôi dưỡng tóc và da khô. 

– Dầu oliu

Dầu oliu cung cấp một lượng lớn vitamin và khoáng chất cần thiết như: vitamin (A, D, F, K), khoáng chất (Ca, Mg, Fe, Zn, Cu) tăng cường sức khỏe mẹ và bé. Khi sử dụng dầu oliu vào chế độ ăn hàng ngày, nó sẽ bổ sung vào cơ thể mẹ bầu một hàm lượng chất béo không bão hoà đơn lành mạnh, có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt, hạn chế được tình trạng tiểu đường trong thai kỳ.

Mẹ bầu có thể thay thế bơ thực vật bằng các sản phẩm lành tính khác
Mẹ bầu có thể thay thế bơ thực vật bằng các sản phẩm lành tính khác

Như vậy, bài viết này giúp bạn giải đáp thắc mắc “bà bầu ăn bơ thực vật được không” và lời khuyên của bác sĩ trong việc sử dụng và thay thế bơ thực vật. Bà bầu nên suy nghĩ và cân nhắc trước khi sử dụng bơ thực vật trong quá trình mang thai, nhất là các trường hợp thực phẩm có chứa nhiều bơ thực vật.